Dầu olive là chất béo có lợi cho trẻ nhỏ, kể cả trẻ béo phì
Khỏe trí nhờ Omega-3
Lợi ích sức khỏe của Omega-3
Chế độ ăn chất béo cho người bệnh tim mạch
Chất béo và trái tim: Là "bạn" hay là "thù"?
Về quan niệm này, TS. BS Phan Bích Nga - Giám đốc Trung tâm khám và Tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Việc cho trẻ nhỏ ăn quá ít hoặc không ăn chất béo là hoàn toàn sai lầm, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Kể cả khi con béo phì, bạn cũng không được cắt bỏ chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé mà chỉ được giảm xuống một nửa so với nhu cầu của lứa tuổi”.
Chất béo đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ
Chế độ dinh dưỡng nếu thiếu hụt chất béo sẽ không có lợi cho trẻ nhỏ vì “chất béo đặc biệt là Omega 3, 6, 9 (đến từ dầu thực vật và mỡ động vật) rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển chung của trẻ nhỏ” - TS.BS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết.
Theo BS. Phan Bích Nga, thực phẩm giàu chất béo là nguồn năng lượng đậm đặc cho trẻ đang trong độ tuổi phát triển, đặc biệt cần thiết cho thời kỳ phục hồi dinh dưỡng đối với trẻ bị ốm. Chất béo giúp cơ thể hấp thu vận, chuyển các sinh chất, đặc biệt là các vitamin tan trong dầu A, D, E, K... Chất béo trong mô mỡ còn là nguồn dự trữ năng lượng sẽ được giải phóng khi nguồn cung cấp chất béo từ bên ngoài tạm thời bị ngừng hoặc giảm sút, giúp giữ ấm cơ thể khi trời lạnh và bảo vệ cơ thể khỏi những tác động bất lợi từ bên ngoài.
Hỗ trợ phát triển tế bào não và hệ thần kinh của bé là chức năng quan trọng của chất béo. Chất béo tham gia vào cấu trúc của tất cả các mô và tế bào não bộ, trong đó có những chất béo đặc biệt cần thiết cho não là Omega-3 (trong đó DHA và EPA là những acid béo Omega-3 quan trọng) và Omega-6.
Như vậy, để trẻ lớn lên khỏe mạnh, thông minh thì cần được bổ sung chất béo. Những thực phẩm dồi dào chất béo và có lợi cho sức khỏe bao gồm: thịt lợn, thịt gà, cá hồi, cá cá thu, cá trích, cá mòi, bơ, sữa, ô liu, hạnh nhân, hạt bí đỏ, hạt cải, mè…
“Đóng vai trò quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, vậy nên khi cơ thể thiếu hụt chất béo, bé sẽ chậm lên cân, để lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, có nguy cơ mắc bệnh còi xương, rối loạn thị lực, dễ bị nhiễm trùng, sự phát triển trí não và nhận thức của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng” – BS. Phan Bích Nga chỉ ra những hệ lụy đối với quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ nếu thiếu chất béo.
Bổ sung chất béo đúng cách cho bé
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2007, nhu cầu chất béo của trẻ dưới 6 tháng tuổi là 45 - 50% tổng năng lượng khẩu phần đến từ chất béo; trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi là 40%; Trẻ từ 1 đến 3 tuổi là 35 - 40%; Trẻ từ 4 đến 8 tuổi là 20 - 25% trong khi đó nhu cầu này ở người trưởng thành không được phép vượt quá 25%. Như vậy, trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về chất béo càng cao.
Để đảm bảo lượng chất béo cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ, BS. Phan Bích Nga đưa ra lời khuyên: Trẻ cần được cung cấp đủ các loại chất béo Omega-3, Omega-6 vì đây là nguyên liệu cấu tạo nên tế bào thần kinh. Các nguồn chính cung cấp Omega-3 bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… Còn Omega-6 có trong các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu mè, dầu đậu nành, dầu gạo, dầu hạt cải...
Với trẻ trong thời kỳ ăn dặm, các mẹ nên bổ sung chất béo cho con bằng cách thêm dầu ăn dinh dưỡng vào bột, cháo. Với trẻ trên 2 tuổi đã ăn cơm, các mẹ cần tăng cường các món xào rán và nên trộn dầu ăn dinh dưỡng vào một số món ăn dành cho bé vừa để tăng thêm hương vị, vừa có thể bổ sung những loại chất béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Với trẻ béo phì, các mẹ tuyệt đối không được loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ dinh dưỡng của bé. Nguyên nhân của tình trạng béo phì là do trẻ ăn quá nhiều cơm, bánh mì hoặc bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể thừa chất béo, chất đạm và bột đường nhưng thiếu hụt calci, vitamin D. Trong trường hợp này, các mẹ phải chọn lọc và xây dựng lại khẩu phần ăn hợp lý sao cho cung cấp một lượng chất béo bằng ½ nhu cầu của lứa tuổi. Các loại chất béo cung cấp cho trẻ phải đến từ những nguồn có lợi, trong đó có dầu ăn dinh dưỡng.
Các mẹ nên lựa chọn những loại dầu ăn phù hợp, dành riêng cho trẻ em và kết hợp đan xen giữa dầu ăn dinh dưỡng từ nguồn động vật và thực vật để đảm bảo cung cấp đa dạng các acid béo, hương vị đa dạng giúp trẻ luôn hứng thú với các món ăn.
Bình luận của bạn